Thành viên, Đăng nhập   Đăng ký tài khoản    facebook    RSS    sitemap
 TRANG CHỦ   >  TS - DU HỌC
Đăng vào Thứ bảy, ngày 11/05/2019
FaceBook Google Twitter | In bài viết
Kế hoạch năm học 2018-2019
KH2018-2019

SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

 
 
 


Số:228/KH-THPTCh

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 
 


Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10  năm 2018

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-2019

PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018

      

       Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục;

       Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thái Nguyên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;

Căn cứ kế hoạch của trường THPT Chuyên, tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018,

          Trường THPT Chuyên, tỉnh Thái Nguyên báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 như sau:

1. Thực hiện quy mô trường lớp

- Toàn trường có 36 lớp, mỗi khối có 12 lớp chuyên, sĩ số đầu năm: 1047, bình quân 29,08 HS/lớp. Cuối năm sĩ số là 1044 (giảm 3 học sinh, do chuyển trường).

- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh theo quy chế và theo kế hoạch Sở GDĐT giao, tuyển 360 học sinh lớp 10 của 12 lớp chuyên.

- Thực hiện tuyển giáo viên, nhân viên theo đúng quy định. Trong năm đã tuyển được 05 giáo viên.

2. Công tác phát triển đội ngũ

Đầu năm học 2017-2018 nhà trường được Sở GD&ĐT giao 129 chỉ tiêu và đã thực hiện được kết quả như sau:

Đầu năm học nhà trường có 129 biên chế đã sử dụng, cuối năm được giao 128, đến 31/5/2018 sử dụng 128 biên chế.

- Cán bộ quản lý: 04, giáo viên: 119, nhân viên: 05.

- Số đảng viên: 69 (có 3 đảng viên dự bị kết nạp cuối năm 2017), số CBGV có trình độ thạc sỹ: 92 (78,6%)

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp:01; trung cấp: 03; đang học cao cấp: 01; đang học trung cấp: 01 người

3. Công tác giáo dục đạo đức tác phong và các cuộc vận động lớn của ngành

- Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động : Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM",  cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

- Tổ chức triển khai và quán triệt đầy đủ nội dung các Nghị quyết và Kết luận của Trung ương tới cán bộ đảng viên, giáo viên và nhân viên, Nghị quyết Hội lần thứ 6, lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa XII, triển khai chỉ thị số 05-CT/TW về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức tốt tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nắm vững Điều lệ nhà trường, luật giáo dục, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, quy định đánh giá viên chức, đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm, khen thưởng kỷ luật.

- Triển khai hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, giáo dục chuyên đề biển đảo.

- Nâng cao tính chủ động trong hoạt động của đoàn thanh niên, của giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy người.

4. Công tác giảng dạy và học tập

- Triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ngành trong năm học 2017-2018. Tổ chức cho các tổ chuyên môn chủ động xây dựng chương trình trường. Trong đó chỉ đạo toàn trường thực hiện nghiêm túc công văn 871 về phát triển chương trình giáo dục nhà trường và công văn 987 về việc đổi mới đánh giá xếp loại giờ dạy và đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi được tổ chức thường xuyên trong năm.

- Tăng cường thao giảng, dự giờ học tập kinh nghiệm. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới PPDH. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả.

- Phát động và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật, kết quả có sản phẩm dự thi cấp tỉnh và đạt giải, có 1 sản phẩm đạt giải Ba quốc gia.

- Tổ chức dạy thêm, học thêm theo đúng quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên: Bồi dưỡng HSG, tổ chức dạy đội tuyển theo các hình thức phù hợp, hiệu quả.

Kết quả xếp loại hai mặt:

  • Về hạnh kiểm

Xếp loại

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng số

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1044

1035

99,14

9

0,86

0

0

0

0

  • Về học lực

Xếp loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Tổng số

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1044

707

67,72

322

30,84

15

1,44

0

0

0

0

5. Công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học. Áp dụng việc quản lí điểm, quản lí nhân sự theo phần mềm quangich.

- Các hoạt động và kế hoạch của trường, của các tổ chuyên môn đều được đăng lên website của trường để tuyên truyền và phổ biến tới cán bộ, giáo viên và nhân viên.

- Các giờ dạy thao giảng của cán bộ giáo viên đều ứng dụng CNTT hiệu quả.

- Nhà trường đã sử dụng nhiều phần mềm trong quản lí: Như phần mềm chấm bài trắc nghiệm, phần mềm kế toán, phầm mềm quản lí điểm, phần mềm dạy học,...

6. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, kiểm định chất lượng

- Trong năm học đã triển khai kiểm tra toàn diện được 34 giáo viên, qua kiểm tra kiểm tra đã thúc đẩy được phong trào thi đua và chấn chỉnh về nền nếp chuyên môn.

- Kiểm tra kế hoạch bài giảng. Kiểm tra sổ điểm, sổ đầu bài hằng tháng. Qua kết quả kiểm tra cho thấy cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.

- Tổ chức kiểm tra hồ sơ của cán bộ giáo viên 2 lần/năm, lần kiểm tra cuối các hồ sơ đều xếp loại khá trở lên. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện những sai sót của cán bộ giáo viên.

- Tổ chức kiểm tra HK theo phòng thi, đề thi chung cho 9 môn, tổ chức coi thi, chấm thi, tính điểm theo đúng quy chế.

- Kiểm tra các hoạt động dạy thêm học thêm ngoài trường chưa xử lí trường hợp nào sai quy định.

7. Công tác đổi mới quản lý và công tác xã hội hóa giáo dục

- Phân công nhiệm vụ hợp lý, khoa học tới từng cán bộ quản lí và giáo viên.

- Nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức theo đúng hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

- Tăng cường phát huy việc quản lí bằng ứng dụng CNTT

- Đổi mới cải cách hành chính đạt hiệu quả

- Trong năm học đã tổ chức 3 hội nghị cha mẹ học sinh, qua đó nắm bắt kịp thời những thông tin, ý kiến của CMHS về hoạt động dạy - học của trường, tích cực vận động CMHS hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động dạy- học và thi đua khen thưởng; CMHS phối hợp chặt chẽ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          - Tổ chức chương trình thắp sáng tài năng được CMHS và các mạnh thường quân tài trợ gần 283.985.000 đồng.

8. Công tác cơ sở vật chất, thiết bị, dạy nghề

- Cơ sở vật chất của trường cơ bản đã đáp ứng đủ điều kiện cho nhà trường giảng dạy, tuy nhiê khuôn viên, diện tích chưa đảm bảo theo trường Chuẩn quốc gia. Có đầy đủ các phòng làm việc, phòng chức năng, phòng học theo yêu cầu.

- Các thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm đều được trang bị kịp thời để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình.

- Nhà trường đã tổ chức cho học sinh lớp 11 học nghề theo đúng quy định.

9. Về tài chính

- Nhà trường sử dụng hiệu quả ngân sách do Ngành cấp, tổ chức thu chi các khoản theo quy định đầy đủ, chính xác và đúng đối tượng.

- Các khoản thu hỗ trợ, tài trợ và xã hội hóa được mở sổ sách theo dõi chi tiết, công khai tới cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Các khoản thu thỏa thuận đều được thống nhất với cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh. Trong quá trình thực hiện không có sai sót xảy ra.

- Các khoản chi cho giáo viên và học sinh được thực hiện đúng quy chế chi tiêu nội bộ và các văn bản quy định hiện hành.

10. Công tác HSSV và y tế trường học

- Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, công tác học sinh, sinh viên. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào văn nghệ thể dục thể thao cho cán bộ giáo viên và các em học sinh, như: Giải bóng chuyền dành cho cán bộ giáo viên, giải bóng đá nam, nữ dành cho HS, tổ chức giao lưu thể thao bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền với các đơn vị trường học và văn phòng Sở GD&ĐT.

- Các hoạt động của câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, đá cầu, CLB nắng, CLB tiếng Anh, CLB Tranh biện,...hoạt động hiệu quả.

- Các chuyên đề giáo dục pháp luật được triển khai tới cán bộ giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm học

- Làm tốt công tác y tế trường học, cụ thể: Triển khai tới cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và PHHS về việc tham gia BHYT của học sinh hằng năm; tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho cán bộ giáo viên, nhân viên và hơn 300 học sinh lớp 10; tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm nên không có dịch bệnh xảy ra trong trường học.

11. Công tác thi đua khen thưởng

- Đầu năm nhà trường triển khai các văn bản hướng dẫn thi đua tới CBGV, NV. Tổ chức cho CBGV, NV đăng ký thi đua ngay từ đầu năm, 100% CBGV, NV của trường đăng ký thi đua.

- Hằng tuần tổ chức đánh giá thi đua của các em học sinh do đoàn trường chủ trì. Các tập thể lớp và học sinh đạt thành tích cao trong phong trào thi đua luôn được khen thưởng kịp thời. 

- Tích cực tổ chức các cuộc thi tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, học sinh.

- Các hoạt động thi đua thường xuyên, liên túc đã thúc đẩy các hoạt động của nhà trường đi vào nền nếp và không ngừng phát triển.

13. Kết quả đạt được

STT

Nội dung thực hiện

Kết quả

HS đạt giải quốc giai môn văn hóa

51 (Nhất:1; Nhì:7; Ba:17; KK: 26)

Đạt giải thi NCKHKT quốc gia

1 giải Ba

HS đạt giải Vùng Duyên Hải và Đồng bằng bắc bộ

64 (Vàng:3; Bạc:10; Đồng:23; KK: 28)

Học sinh đạt giải tại Trại hè Hùng Vương

64 (Vàng:7; Bạc:33; Đồng: 24)

Học sinh đạt giải cấp tỉnh các môn VH

740 (Nhất:60; Nhì:336; Ba: 207; KK: 137)

Danh hiệu thi đua của học sinh

Lớp xuất sắc toàn diện:9; HSG: 707; HSTT: 322

- Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, nhất trí cao, chủ động, sáng tạo trong công việc.

- Tập thể nhà trường được UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm học 2017-2018

- Có 11 tập thể tổ đạt LĐTT, 19 CSTĐ cơ sở và 103 LĐTT

14. Hạn chế

- Một số học sinh còn vi phạm nội quy, chưa tự giác học tập và rèn luyện.

- Cuộc thi nghiên cứu KHKT chưa hiệu quả, số HS đạt giải quốc gia văn hóa ở một số môn tự nhiện còn thấp (Toán, Lý, Hóa, Tin).

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với yêu cầu hoạt động của nhà trường.

- Đầu tư ngân sách cho đội ngũ thầy cô dạy đội tuyển chưa phù hợp với các tỉnh lân cận.

 

 

PHẦN II: KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-2019

       Căn cứ Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục;

       Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thái Nguyên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019,

          Trường THPT Chuyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 như sau:

I. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được chỉ đạo chặt chẽ của TU-HĐND-UBND tỉnh Thái Nguyên, của ThU-HĐND-UBND thành phố Thái Nguyên, của Sở GDĐT, sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, đơn vị.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm.

- Cha mẹ học sinh quan tâm đến công tác dạy và học của nhà trường.

- Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 cao, đạt được yêu cầu đề ra.

- Số học sinh đạt giải cấp Quốc gia duy trì, học sinh đạt giải cấp tỉnh và đỗ đại học tốp đầu năm sau đều tăng hơn năm trước đây là động lực thúc đẩy cho các thầy cô giáo và các em trong năm học tiếp theo.

2. Khó khăn:

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ.

- Khu vực cổng trường có nhiều dịch vụ kinh doanh, sát đường quốc lộ nên làm ảnh hưởng nhiều đến việc tham gia giao thông của học sinh.

          - Nhà trường chưa được tỉnh phê duyệt đề án phát triển trường chuyên nên sự đầu tư tài chính để thu hút nhân tài cũng như bồi dưỡng nhân tài bị ảnh hưởng.

          - Ngân sách cấp cho trường về công tác bồi dưỡng HSG quốc gia so với các trường chuyên cùng khu vực thấp.

          - Có 3 môn chuyên Nga- Pháp- Trung các em chưa được học ở lớp dưới nên mất nhiều thời gian giảng dạy ban đầu.

          II. Nhiệm vụ trọng tâm

- Bàn giao địa điểm cũ và tiếp nhận địa điểm mới theo đúng kế hoạch của UBND tỉnh giao cho.

- Tổ chức thành công lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống nhà trường vào tháng 10 năm 2018.

- Hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận trường Chuẩn quốc gia vào cuối năm học.

- Nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quan tâm đến giáo dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống và đẩy mạnh học ngoại ngữ trong nhà trường.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để có cơ hội cho học sinh được đi du học theo chương trình học bổng toàn khóa.

- Đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"  gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" . Thực hiện Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 quy định về đạo đức nhà giáo; cải cách hành chính, xây dựng trường  học thân thiện, môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn và thân thiện .

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng giáo viên.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn kỹ năng sng cho học sinh trong xu thế phát triển của xã hội. 

- Tiếp tục đổi mới quản lý công tác tài chính, cải cách hành chính trong nhà trường. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Tài chính, Kế toán, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra.

III. Mục tiêu và các giải pháp cụ thể

1. Thực hiện quy mô trường lớp, công tác tổ chức cán bộ

a. Nội dung thực hiện:

- Tuyển sinh vào 10 đủ 100 % theo chỉ tiêu được giao: 363 học sinh

- Toàn trường có 36 lớp, sĩ số là 1056, bình quân 29,33 HS/lớp. Cả 3 khối, mỗi khối đều có 12 lớp chuyên.

- Tổng số biên chế: 128, trong đó cán bộ quản lí: 04, giáo viên: 119; nhân viên văn phòng: 05

- Số CBGV, NV được kết nạp vào Đảng: ít nhất là 04

- Số CBGV có trình độ trên chuẩn đạt 70% ; cử đi học thạc sỹ: 02; tạo điều kiện cho đi học ít nhất: 03 giáo viên.

- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

b. Biện pháp thực hiện:

- Thực hiện tuyển sinh lớp 10 theo quy chế và theo kế hoạch Sở GD&ĐT giao.

- Thực hiện tuyển giáo viên, nhân viên theo quy định của ngành, đảm bảo công bằng, công khai, tuyển theo đúng môn có nhu cầu.

- Xây dựng các hệ thống văn bản để quản lí, giáo dục, bồi dưỡng học sinh, tạo cơ hội cho học sinh phát huy sáng tạo.

- Tăng cường các giải pháp phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục, động viên học sinh có ý thức tự giác trong học tập để không có học sinh phải chuyển trường theo yêu cầu của điều lệ trường chuyên.

c. Chỉ tiêu

- Số học sinh giảm không quá 0,5%

- Cử 01 giáo viên đi học Trung cấp chính trị; 3 cán bộ quản lí và giáo viên tham gia bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

- Lĩnh vực được chấm điểm thi đua tối đa

2. Công tác giáo dục đạo đức tác phong và các cuộc vận động lớn của ngành

a. Nội dung thực hiện

- Tăng cường đẩy mạnh  "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"  cuộc vận động "mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", cuộc vận động "Dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm"

- Xây dựng nội bộ đoàn kết nhất trí cao, cán bộ giáo viên chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương.

- Học sinh chấp hành tốt nội quy nhà trường và các quy định của pháp luật. Tích cực tham gia các phong trào thi đua.

- Không ngừng phấn đấu, có ý thức tự giác cao, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

- Không có cán bộ giáo viên vi phạm  phẩm chất đạo đức của nhà giáo.

- Nội bộ đoàn kết cao, đấu tranh thẳng thắn nhưng không có đơn thư nặc danh.

b. Biện pháp thực hiện:

- Tổ chức triển khai và quán triệt đầy đủ nội dung các Nghị quyết của Đảng và Kết luận của Trung ương tới cán bộ đảng viên, giáo viên và nhân viên.

- Tổ chức học tập nghiêm túc các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 và những năm tiếp theo.

- Tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Tuyên truyền tới cha (mẹ) học sinh và học sinh nắm vững Điều lệ nhà trường, luật giáo dục, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm, khen thưởng kỷ luật.

- Tổ chức ký cam kết trong giáo viên, học sinh về việc thực hiện nhiệm vụ

- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp theo các chủ đề của từng tháng.

- Tổ chức theo dõi đánh giá kết quả đảm bảo công bằng khách quan.

- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để GD đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

- Nâng cao tính chủ động trong hoạt động của đoàn thanh niên, của giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy người, theo dõi sát tình hình của lớp để có biện pháp giáo dục phù hợp.

- Phát huy tối đa các hình thức liên lạc với gia đình học sinh bằng sổ liên lạc điện tử, điện thoại,...

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, công an phường, thành phố và gia đình học sinh ở trọ để giáo dục và quản lí thời gian tự học.

- Tổ chức các chuyên đề giáo dục pháp luật như ATGT, phòng chống ma tuý HIV/AIDS, phòng chống tội phạm, mại dâm, phòng chống tác hại của thuốc lá ngay từ đầu năm học.

- Thành lập các tổ, ban giúp việc để thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- Không có cán bộ giáo viên, học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội.

-  Trong năm học tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, công tác tốt.

- 100% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

- Xếp loại hạnh kiểm học sinh : Tốt: 98 % trở lên; Khá: nhiều nhất 2 ; không có HS bị xếp HK Tb và yếu.

- Lĩnh vực được chấm điểm thi đua tối đa

3. Công tác giảng dạy và học tập

3.1. Thực hiện chương trình chính khóa

a. Nội dung thực hiện:

- Triển khai nghiêm túc chương trình nhà trường và kế hoạch môn học, đẩy mạnh đổi mới thi và kiểm tra.

- Thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy gắn liền với các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên cơ sở giáo dục toàn diện.

- Giữ vững kỷ cương, nền nếp chuyên môn, dạy đủ dạy đúng theo kế hoạch giáo dục của trường. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt, tích cực đổi mới PPKTĐG. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả, tăng cường hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn.

b. Biện pháp thực hiện:

- Giao cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ngay đầu tháng 8/2018.

- Tích cực phát động và tổ chức cuộc thi như: thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và các cuộc thi trực tuyến.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh .

- Kiểm tra học kỳ theo đề chung toàn trường ở 12 môn, có phần tự luận và trắc nghiệm khách quan.

- Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng HSG quốc gia, tăng cường phối hợp với các trường chuyên, với các tổ chức quốc tế để tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh.

- Duy trì việc kiểm tra giáo án, lịch báo giảng hằng tuần, kiểm tra hồ sơ chuyên môn 2 lần/ năm vào tháng 9, tháng 2/2019.

- BGH, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

- Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch dạy học và đánh gia giờ dạy theo công văn 978.

- Tổ chức ôn dạy thêm cho học sinh có nhu cầu và dạy tăng buổi các môn chuyên đối với lớp 10,11 và ôn thi THPT quốc gia đối với lớp 12.

3.2. Bồi dưỡng đội tuyển thi HSG cấp tỉnh và cấp quốc gia và tham gia các cuộc thi của các trường Chuyên.

a. Nội dung thực hiện

- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

- Thành lập đội tuyển học sinh giỏi, phát hiện học sinh có năng khiếu thông qua các cuộc thi, các cuộc phỏng vấn, các hoạt động ngoại khóa.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, bồi dưỡng trong nhà trường, trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác bồi dưỡng HSG.

b. Giải pháp

- Giao cho các thầy cô có trình độ chuyên môn giỏi, có uy tín với đồng nghiệp và học sinh để lãnh đội tuyển.

- Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng HSG quốc gia để cả cha mẹ học sinh, nhà trường, Sở GDĐT vào cuộc.

- Mời thầy cô bộ môn đầu ngành về bồi dưỡng giúp các thầy cô và các em học sinh của trường.

- Tổ chức giao lưu học hỏi các trường chuyên có thành tích về bộ môn để học hỏi, trao đổi kinh  nghiệm.

- Vận động tài trợ, ủng hộ kinh phí cho các thầy cô bồi dưỡng và các em học sinh trong đội tuyển.

- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời thầy cô và các em học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG quốc gia.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- Xếp loại học lực của học sinh:  Giỏi: 68 % trở lên; Khá: 31% trở lên; không có học sinh xếp loại học lực yếu, kém.

- Số giải cấp tỉnh các môn văn hóa, văn nghệ, thể thao: trên 740 giải.

- Số HS đạt giải quốc gia: trên 50% giải

- Số HS đạt huy chương trong cuộc thi các trường chuyên cùng Duyên hải: trên 36 huy chương

- Số HS đạt huy chương tại Trại hè Hùng vương: trên 60 huy chương

- Lĩnh vực được chấm điểm thi đua 98% điểm tối đa.

3.3. Lĩnh vực quan hệ quốc tế: Có kế hoạch riêng

4. Công tác ứng dụng Công nghệ thông tin.

a. Nội dung thực hiện

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào việc đổi mới quản lí để nâng cao chất lượng dạy học.

- Đẩy mạnh hoạt động website của nhà trường. Sử dụng tối đa các thiết bị dạy học hiện đại, tăng cường thông tin tới CBGV, NV và học sinh các nội dung trên website của nhà trường.

- Phát huy tối đa mạng internet để truy cập các tài liệu phục vụ quản lí và dạy học

- Tăng cường sử dụng các phần mềm trong quản lí và dạy học (phần mềm quản lí điểm, phần mềm kế toán, phần mềm sổ liên lạc điện tử,...)

b. Biện pháp thực hiện:

          - Thành lập Ban CNTT trong nhà trường, giao cho một đồng chí trong BGH phụ trách cùng với một số đồng chí CBGV, NV có năng lực, hiểu biết về tin học.

- Tập huấn cho cán bộ giáo viên sử dụng phần mềm quản lí điểm và sổ liên lạc điện tử.

- Thông báo kế hoạch, các hệ thống văn bản của trường và ngành lên website của trường để CBGV, NV truy cập tải thông tin.

- Hằng tháng, mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 01 giáo án đưa lên website của trường, các tin tức hoạt động của trường, tổ CM và các tổ chức trong trường được cập nhật thường xuyên lên website của trường.

- Mỗi môn học ít nhất phải có 1 bài viết đưa lên trang trường học kết nối

- Tổ chức dạy nghề Tin học cho học sinh lớp 11; tăng cường động viên và 100% học sinh các lớp tham gia các cuộc thi trực tuyến.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100 % giáo viên được cấp chứng chỉ công nhận trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03.

- Số tin, bài được đăng trên website của trường kết thúc năm học đạt 700 tin.

- 100% giáo viên sử dụng thành thạo thư điện tử, phần mềm quản lí điểm

- 100% những thông tin với gia đình học sinh bằng sổ liên lạc điện tử.

- Công tác Khảo thí, CNTT được chấm điểm thi đua tối đa.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ

* Nội dung thực hiện

- Kiểm tra công khai, đánh giá CBGV, NV và HS công bằng khách quan đúng qui chế.

- Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện và kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ.

 - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra giáo án, kiểm tra các hoạt động sư phạm của nhà giáo và nhiệm vụ chính trị trong nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đúng hướng dẫn, đảm bảo tỷ lệ theo bộ môn.

- Đánh giá chính xác các bài kiểm tra của học sinh, các đề thi của giáo viên.

- Kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường.

b Biện pháp thực hiện

- Phân công cho một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá chất lượng nhà trường

          - Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban kiểm tra nội bộ trường học.

          - Xây dựng kế hoạch của ban kiểm tra nội bộ trường học phù hợp với đặc điểm, tình hình nhà trường.

          -  Giao chỉ tiêu kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo cho các tổ chuyên môn đảm bảo 30% số giáo viên được kiểm tra toàn diện.

          - Kiểm tra hồ sơ của CBGV 2 lần/năm, thanh tra kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại học sinh theo TT 58 của Bộ GD&ĐT.

          - Thanh tra kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, ban ngành đoàn thể

- Thông báo công khai các hoạt động của trường

- Tổ chức các cuộc thi về chuyên môn, nghiệp vụ và tích cực tham gia các cuộc thi về chuyên môn do ngành tổ chức.

- Hoàn thiện quy định về quy chế chuyên môn, tiêu chuẩn xếp loại hồ sơ CM

- Tổ chức kiểm tra HK theo phòng thi, đề thi chung, nhiều phiên bản, chấm bài dọc phách, kiểm tra giáo án hằng tuần.

- Tổ chức dạy thêm học thêm trong và ngoài trường theo đúng qui định dạy thêm, học thêm của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Tăng cường kiểm tra đột xuất và kiểm tra chéo lẫn nhau.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- Kiểm tra toàn diện giáo viên: 30% số GV và 100% xếp loại khá trở lên.

- Kiểm tra đột xuất được 100 lượt gồm các chuyên đề: Công tác dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra thực hiện nền nếp của học sinh.

- 100% hồ sơ chuyên môn đạt từ khá trở lên.

- Công tác thanh tra kiểm tra được chấm điểm thi đua tối đa

6. Công tác đổi mới quản lý và công tác xã hội hóa giáo dục

* Nội dung thực hiện

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý. Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên, Sở GDĐT Thái Nguyên.

- Làm tốt công tác dân chủ hoá trường học.

- Quản lí  học sinh ở trường, ở lớp theo nội qui, qui định đã xây dựng và theo Điều lệ trường học.

- Xây dựng quy chế tác phong làm việc khoa học hợp lý.

- Phát huy cao chế độ quyền làm chủ của cán bộ giáo viên, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, đảm bảo sự đoàn kết.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí dạy và học.

- Nâng cao vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh và lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục.

- Phối hợp tốt với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

b. Biện pháp thực hiện:

- Tổ chức hội nghị cán bộ công chức vào đầu năm học để bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Phát huy việc quản lí bằng phần mềm quản lí, triển khai các nội dung công việc qua hộp thư điện tử, tiếp tục phát huy sử dụng sổ điểm điện tử, quản lí qua trang website của trường (tthptchuyen.thainguyen.edu.vn )

- Tổ chức việc đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng và các đ/c trong BGH theo hướng dẫn.

- Thống nhất lại quy chế chi tiêu nội bộ sau khi đã có ý kiến của cán bộ giáo viên trong trường, kiểm tra tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ của nhà trường, quy chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, qui định đối với giáo viên.

- Tăng cường trưng cầu ý kiến của CBGV và HS để có sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời.

- Mở hội nghị PHHS để kịp thời nắm bắt những thông tin, ý kiến của PHHS về hoạt động dạy và học của nhà trường, tích cực vận động CMHS hỗ trợ nhà trường trong công tác xây dựng, sửa chữa CSVC, thiết bị và thi đua khen thưởng.

- Tăng cường thông tin giữa gia đình học sinh với phụ huynh học sinh bằng điện thoại.

- Tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo đúng chức năng và quyền hạn.

- Huy động kinh phí để kỷ niệm 30 năm truyền thống nhà trường, kinh phí để thu thắp sáng ước mơ, kinh phí cấp học bổng cho học sinh tài năng, học sinh vượt khó.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- Mở ít nhất 3 hội nghị toàn thể PHHS

- Cấp học bổng ít nhất cho 300 học sinh

- Huy động được ít nhất 600 triệu để tổ chức kỷ niệm 30 năm truyền thống nhà trường.

- Lĩnh vực công tác XHH được chấm điểm thi đua tối đa.

7. Công tác tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, dạy nghề

a. Nội dung thực hiện

- Thực hiện thu chi theo đúng các văn bản qui định của nhà nước, của luật tài chính và qui chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.

- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà giáo kịp thời, chi khen thưởng có tác dụng đối với hiệu quả làm việc.

- Điều chỉnh qui chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với các văn bản mới bổ sung của quy định về tài chính.

- Thực hiện đầy đủ chế độ cho các em học sinh như: Chế độ miễn giảm học phí, lệ phí, chi phí học tập, chế độ theo Nghị định 116,...

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Rà soát lại cơ sở vật chất đã hư hỏng, tổ chức kiểm tra thanh lý tài sản đã hỏng, đã hết niên hạn sử dụng.

- Định hướng cho học sinh học nghề và thi cấp chứng chỉ nghề theo đúng chương trình.

b. Biện pháp thực hiện:

- Duy trì cơ chế bảo quản cơ sở vật chất của các lớp, đưa nội dung bảo quản CSVC vào thi đua.

- Đưa nội dung sử dụng thiết bị dạy học vào nội dung thi đua.

- Phát động học sinh ủng hộ sách giáo khoa cho thư viện nhà trường.

- Thu đúng, thu đủ học phí, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định và hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy nghề.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- Thu đủ 100% học phí theo quy định.

- Nhà trường không bị mất và thất thoát tài sản.

- Lĩnh vực tài chính, quản lí cơ sở vật chất được chấm điểm thi đua tối đa.

8. Công tác thi đua khen thưởng

a. Nội dung thực hiện

- Xây dựng nội dung thi đua, phát động thi đua phù hợp với điều kiện làm việc của trường.

- Đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trở thành hoạt động thường xuyên

- Tổ chức lồng ghép hoạt động chuyên môn vào công tác thi đua

b. Biện pháp thực hiện

- Kiện toàn Hội đồng thi đua của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch thi đua của năm học.

- Xây dựng nội dung thi đua của cán bộ giáo viên và các em học sinh để đánh giá ngay từ đầu năm học

- Tổ chức cho CBGV, NV đăng ký thi đua của cả năm

- Giao cho Đoàn thanh niên xây dựng tiêu chí và theo dõi đánh giá thi đua của học sinh.

- Lồng ghép các nhiệm vụ chính trị của CBGV, NV vào nội dung thi đua của năm học.

- Hằng tuần đoàn thanh niên đánh giá thi đua của học sinh.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% CBGV, NV hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 100% trở lên đạt danh hiệu LĐTT; số CBGV, NV đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở vượt chỉ tiêu Sở GD&ĐT Thái Nguyên giao.

- 10 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng  đạt tập thể LĐTT.

- Tập thể nhà trường đạt lao động xuất sắc được tặng cờ thi đua.

- Công đoàn và Đoàn TN đạt cơ sở trong sạch vững mạnh xuất sắc.

- Lĩnh vực thi đua khen thưỡng được Sở chấm điểm thi đua tối đa.

9. Công tác cải cách hành chính,  HSSV và y tế trường học

a. Nội dung thực hiện

- Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, công tác Pháp chế trường học.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục thể chất… cho học sinh.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho học sinh

- Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đơn vị bạn trên địa bàn huyện, tỉnh

- Làm tốt công tác y tế trường học.

b. Biện pháp thực hiện

- Thành lập Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhà trường, nhất là Ban tư vấn tâm lý học đường.

- Xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị cho CBGV và HS ngay từ đầu năm học.

- Triển khai tới CBGV, NV, HS và PHHS về việc tham gia BHYT của học sinh hàng năm; tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh vào đầu năm học; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các chuyên đề tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho các em.

- Tổ chức các câu lạc bộ các môn văn hoá, thể thao, văn nghệ do Đoàn thanh niên phối hợp với tổ chuyên môn thực hiện.

- Ban chỉ đạo y tế trường học xây dựng các kế hoạch thực hiện theo chủ đề hằng tháng để thực hiện tốt công tác y tế học đường và vệ sinh trường lớp.

- Phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác xây dựng khuôn viên nhà trường.

c. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% học sinh tham gia BHYT.

- Không có dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.

- Tổ chức được ít nhất 6 câu lạc bộ trong trường.

- Lĩnh vực công tác Pháp chế, học sinh được Sở chấm điểm thi đua tối đa.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Ban giám hiệu: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên, Sở GD&ĐT Thái Nguyên và Đảng ủy nhà trường tổ chức xây dựng các nhiệm vụ thực hiện năm học 2018-2019 đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

2. Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên: Tham mưu cho cấp ủy và Ban giám hiệu nhà trường triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh.

3. Các tổ chuyên môn và Ban đại diện cha mẹ học sinh: Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo chức năng nhiệm vụ của từng tổ đạt được mục tiêu của chiến lược và kế hoạch đề ra.

4. Cán bộ giáo viên, nhân viên: Căn cứ vào nội dung kế hoạch của trường và các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng chuyên môn Sở GDĐT tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ văn phòng, giáo viên và nhân viên trong nhà trường tùy theo nhiệm vụ được phân công phụ trách cụ thể hóa thành kế hoạch bộ phận, tổ, cá nhân và tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm học 2018-2019. 

Phần III. Kiến nghị và đề nghị với Ngành

- Sở GDĐT Thái Nguyên đôn đốc đơn vị thi công sớm hoàn thành các dự án xây dựng trường mới để đưa vào sử dụng đúng kế hoạch.

- Sở GDĐT Thái Nguyên tham mưu UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đề án phát triển trường chuyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Sở GDĐT chỉ đạo các phòng chức năng giúp nhà trường trong công tác tuyển sinh vào 10 và thi HSG quốc gia.

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN DUYỆT

HIỆU TRƯỞNG

 

                                    

 

 


Phạm Chí Hiếu
(Ban giám hiệu)
XEM THÊM
Làm việc với trường Đại học tổng hợp kỹ thuật nghiên cứu quốc gia Irkutsk (LB Nga) (14/11/2018)
Clip giới thiệu về trường Đại học tổng hợp kỹ thuật nghiên cứu quốc gia Irkutsk (14/11/2018)
Chương trình học bổng Hàn Quốc, Nhật Bản năm 2019 (15/11/2018)
Chương trình làm việc với Trường Kinh tế cao cấp, Liên Bang Nga (HSE) (07/11/2018)
Làm việc với trường Đại học KHKT Trí Lí (Đài Loan) (09/01/2018)
Thông tin tuyển sinh - Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường Đại học Việt Pháp) (17/12/2017)
VIDEO MỚI 





Lên đầu trang